Thành phần của đá sừng Đá_sừng

Mẫu vật đá sừng thu thập tại Normandy, Pháp.

Pelit

Sét, đá bảng trầm tích và đá phiến sét tạo ra đá sừng biotit, trong đó phần lớn các khoáng vật dễ thấy nhất là mica biotit, với các vảy nhỏ của nó là trong suốt dưới kính hiển vi và có màu nâu ánh đỏ sẫm và tính lưỡng sắc mạnh. Ngoài ra còn có thạch anh và thường có một lượng đáng kể felspat, trong khi graphit, tourmalin và các ôxít sắt thường xuất hiện với số lượng ít hơn. Trong các đá sừng biotit này thì các khoáng vật chứa các nhôm silicat thường được tìm thấy; chúng thường là andalusitsillimanit, nhưng kyanit cũng xuất hiện trong các loại đá sừng, đặc biệt là ở những loại có đặc trưng đá phiến. Andalusit có thể có màu hồng và thường đa sắc ở các tiết diện mỏng, hoặc có thể có màu trắng với các vỏ bao hình chữ thập sẫm màu của chất nền là đặc trưng của chiastolit. Sillimanit thường tạo thành các hình kim cực nhỏ nằm trong thạch anh.[10]

Trong các loại đá của nhóm này không hiếm khi cũng có cordierit, và có thể có các đường viền của các lăng trụ lục giác không hoàn hảo được chia thành sáu hình quạt khi được nhìn trong ánh sáng phân cực. Trong đá sừng biotit, một dải sọc mờ có thể chỉ ra sự tạo móng nguyên thủy của đá không bị thay đổi và tương ứng với các thay đổi nhỏ trong bản chất của trầm tích lắng đọng. Phổ biến hơn là có đốm rõ rệt, có thể nhìn thấy trên bề mặt các mẫu vật lấy thủ công. Các đốm này thuôn tròn hoặc hình elip, và có thể nhạt màu hoặc sẫm màu hơn phần còn lại của đá.[10] Trong một số trường hợp, chúng rất giàu graphit hoặc vật chất có cacbon;[12] ở những chỗ khác chúng chứa đầy mica màu nâu; một số đốm bao gồm các hạt thạch anh thô hơn chút ít so với những gì xuất hiện trong chất nền. Tần suất mà đặc điểm này tái xuất hiện ở các loại đá bảng ít biến đổi và đá sừng là đáng chú ý, đặc biệt là vì dường như chắc chắn rằng các đốm này không phải lúc nào cũng có cùng bản chất hoặc nguồn gốc. Đôi khi người ta cũng tìm thấy đá sừng tourmalin gần rìa của đá granit tourmalin; chúng có màu đen với các schorl hình kim nhỏ, dưới kính hiển vi có màu nâu sẫm và đa sắc. Vì tourmalin chứa bo nên chắc chắn đã có sự thẩm thấu hơi ở một mức độ nào đó từ đá granit vào trầm tích. Các loại đá của nhóm này thường được nhìn thấy ở khu vực khai thác thiếc Cornwall, đặc biệt là gần các mạch quặng.[10]

Cacbonat

Nhóm đá sừng lớn thứ hai là đá sừng canxi–silicat sinh ra từ sự biến đổi nhiệt của đá vôi không tinh khiết. Các móng tinh khiết hơn tái kết tinh như cẩm thạch, nhưng ở những nơi ban đầu có sự trộn lẫn cát hay sét thì các silicat chứa vôi hình thành, như diopside, epidot, granat, sphen, vesuvianitscapolit; cùng với chúng thường xuất hiện phlogopit, các felspat khác nhau, pyrit, thạch anh và actinolit. Các đá này có hạt mịn, và mặc dù thường tạo thành dải, nhưng rất dai và cứng hơn nhiều so với đá vôi ban đầu. Chúng biến động rất mạnh về thành phần khoáng vật học, thường xen kẽ trong các vỉa mỏng với đá sừng biotit và quartzit chai cứng. Khi tràn ngập hơi boflo từ đá granit, chúng có thể chứa nhiều axinit, fluoritdatolit, nhưng các silicat nhôm không có trong các đá này.[10]

Mafic

Từ diabaz, bazan, andesit và các loại đá hỏa sinh khác, loại đá sừng thứ ba được sản sinh. Về cơ bản, chúng bao gồm felspat với hornblend (thường có màu nâu) và pyroxen nhạt màu. Sphen, biotit và các oxit sắt là những thành phần hợp thành phổ biến khác, nhưng những loại đá này có sự biến thiên mạnh về thành phần và cấu trúc. Nơi khối đá ban đầu bị phân hủy và chứa canxit thì zeolit, clorit và các khoáng vật thứ cấp khác hoặc là trong các mạch hoặc trong các hốc, thường có các khu vực tròn hoặc các vệt không đều chứa một điệp các khoáng vật mới, có thể giống với các loại đá sừng canxi-silicat được mô tả trên đây. Các cấu trúc ban tinh, lưu chuyển, dạng bọng hoặc mảnh ban đầu của đá hỏa sinh có thể nhìn thấy rõ ràng trong các giai đoạn ít tiến triển của quá trình tạo thành đá sừng, nhưng trở nên ít rõ ràng hơn khi sự thay đổi tiếp diễn.[10]

Ở một số nơi, đá sừng hóa xuất hiện có cấu trúc đá phiến thông qua quá trình trượt, và chúng tạo thành các dạng chuyển tiếp thành đá phiếngneis chứa cùng các khoáng chất như đá sừng, nhưng có cấu trúc dạng đá phiến thay vì cấu trúc dạng đá sừng. Trong số này có thể kể đến các loại gneis cordierit và sillimanit, mica-đá phiến andalusit và kyanit, và những đá canxit-silicat dạng đá phiến được gọi là cipolin. Người ta thường thừa nhận rằng đây là những trầm tích đã trải qua quá trình biến đổi nhiệt, nhưng điều kiện chính xác để hình thành chúng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Các đặc trưng cơ bản của quá trình tạo thành đá sừng là do tác động của nhiệt, áp suất và hơi thấm qua, tái tạo một khối đá mà không tạo ra sự nung chảy (ít nhất là trên quy mô lớn). Tuy nhiên, người ta cũng từng tranh luận rằng thường có sự thay đổi lớn về mặt hóa học do sự truyền vật chất từ đá granit vào các loại đá xung quanh nó. Sự hình thành felspat mới trong các loại đá sừng được chỉ ra như là bằng chứng cho điều này. Mặc dù sự felspat hóa này có thể đã xảy ra ở một vài nơi, nhưng nó dường như không có ở những nơi khác. Hầu hết các tác giả ở thời điểm hiện tại đều coi các thay đổi này về bản chất hoàn toàn chỉ là vật lý chứ không phải là hóa học.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đá_sừng //doi.org/10.1017%2FS0016756800068114 //doi.org/10.1180%2Fminmag.1942.026.178.04 http://www.allerdale.gov.uk/leisure-and-culture/mu... http://www.explorenorthpennines.org.uk/sites/defau... https://www.youtube.com/watch?v=LUFv4rbBkhg https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1942MinM...26..2... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1952GeoM...89..4... https://web.archive.org/web/20100619025947/http://... https://web.archive.org/web/20160809173935/https:/... https://pubs.geoscienceworld.org/msa/ammin/article...